Mặc dù là show truyền hình đầu tiên của MCU sản xuất trên nền tảng Disney+, thế nhưng WandaVision lại gây ấn tượng mạnh không chỉ bởi nội dung mới lạ mà còn nhờ vào sự đầu tư chỉn chu của đội ngũ sản xuất trong mảng VFX.
Được ra mắt vào đầu năm 2021, WandaVision là bộ phim truyền hình xoay quanh cặp đôi được yêu thích nhất trong MCU, cụ thể là hai siêu anh hùng Wanda Maximoff và Vision. Ngoài phong cách kể chuyện đầy mới lạ và bất ngờ, hành trình tìm lại bản thân kể từ sau sự kiện trong Avengers: Endgame cũng như quá trình trở thành Scarlet Witch của Wanda Maximoff còn gây ấn tượng bởi mức độ đầu tư kỹ xảo vô cùng đẹp mắt và hoành tráng.
*SPOILER ALERT* Bài viết có thể tiết lộ một phần nội dung phim.
VFX Shot #1: Lớp từ trường ngăn cách Westview
Khi bức màn sự thật trong WandaVision đã được vén lên, người xem sẽ biết được rằng màn kịch sitcom tưởng chừng không hồi kết trong những tập đầu hóa ra là do Wanda tự dựng nên. Vì quá đau buồn trước cái chết của Vision, cô đã tìm đến thị trấn nhỏ mang tên Westview rồi dùng sức mạnh của mình để tạo ra một thực tại (alternate reality) hoàn toàn mới và được ngăn cách bởi lớp từ trường ảo ảnh.
Về mặt kỹ thuật, lớp từ trường này được tạo thành từ sự kết hợp của hiệu ứng nhiễu hạt, kết hợp cùng những âm thanh nhiễu sóng để tạo thành một tổ hợp đồng bộ cả về thị giác lẫn thính giác. Ngoài ra, việc tinh chỉnh sao cho những chi tiết của lớp từ trường được “hóa lỏng” một cách đáng kể còn cho thấy các VFX Artist đã bám sát những nguyên lý khoa học về “bẻ cong” không thời gian, từ đó góp phần gia tăng độ chân thực cho cảnh quay. Đó cũng chính là cách để bạn tạo ra một thế giới tách biệt với thực tại bằng việc áp dụng kỹ thuật VFX tương tự của WandaVision.
VFX Shot #2: Siêu tốc độ của Pietro
Là một trong những cú twist ấn tượng trong phim, khác với suy đoán của fan hâm mộ thì sự xuất hiện của Pietro chỉ đơn giản là một sự tri ân dành cho vai diễn của nam tài tử Evan Peters trong loạt phim X-Men trước đó.
Tuy nhiên, không vì vậy mà WandaVision lại bỏ qua việc khai thác yếu tố siêu tốc độ, một sức mạnh làm nên tên tuổi của nhân vật có biệt danh QuickSilver này. Và để thể hiện siêu sức mạnh này lên màn ảnh, người ta sẽ tập trung vào kỹ thuật Rotoscoping, tức tách biệt chủ thể ra khỏi môi trường.
Từ đó, các VFX Artist sẽ tập trung tạo ra những hiệu ứng vật lý thường được biết đến khi nhắc đến khả năng di chuyển nhanh. Chẳng hạn như cách tạo bóng mờ trên đường di chuyển, làm mờ chủ thể khi đang di chuyển,… sao cho quá trình nhân vật dịch chuyển đến một vị trí nhất định, người xem sẽ không kịp phát hiện ra những chi tiết thừa thải hoặc thiếu đồng bộ nào.
Ngoài ra, cũng cần xem xét đến các yếu tố môi trường xung quanh khi nhân vật di chuyển với tốc độ cao, chẳng hạn như gió sẽ nổi lên, đồ đạc xung quanh cũng vì thế mà bị tác động theo một cách tự nhiên nhất.
Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Điện ảnh sống động cùng MAAC VIETNAM
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành VFX, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các nghệ sĩ VFX tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Kỹ xảo Điện ảnh.
Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.
Khóa đào tạo Kỹ xảo điện ảnh tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:
- Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
- Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
- Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.
Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé!
VFX Shot #3: Cơ chế sức mạnh của Wanda
Được xem là một trong những siêu anh hùng sở hữu nguồn sức mạnh ghê gớm nhất nhì vũ trụ Điện ảnh Marvel, nguồn sức mạnh của Wanda chủ yếu đến từ yếu tố phép thuật, tạo ảo giác và các thứ ma quái. Từ đó, cô đem đến nguồn năng lượng siêu nhiên có sự kết hợp giữa lửa, điện, từ trường và ánh sáng. Vì thế, đây cũng là một trong những siêu anh hùng phụ thuộc nhiều vào yếu tố VFX nhất trong quá trình sản xuất.
Một trong những cách thi triển sức mạnh cơ bản và thường thấy nhất của Wanda đó là tạo và phóng một luồng năng lượng từ lòng bàn tay, được tạo ra từ những luồng sáng có cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào mức độ sức mạnh của chúng.
VFX Shot #4: Tái tạo khuôn mặt CGI của Vision
Vision là siêu anh hùng “nhân tạo” đầu tiên của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trong phần phim Avengers: Age of Ultron, Vision luôn được nhà sản xuất ưu ái thời gian và công sức để tạo nên những phân cảnh CGI ấn tượng, cả về mặc sức mạnh lẫn ngoại hình máy móc của anh. Và lần tái xuất của anh với WandaVision cũng không phải là ngoại lệ.
Trong WandaVision, có một sự thật đó là những cảnh quay trắng đen có mặt Vision đều được quay bằng máy quay có màu, vì những kĩ thuật CGI được sử dụng cho anh chàng này trước đó đều cần đến màu sắc. Với phương pháp Motion Capture, nam diễn viên Paul Bettany xuất hiện trên trường quay với lớp trang điểm màu xanh, được gắn các điểm đánh dấu chuyển động trên khuôn mặt.
Trong quá trình hậu kỳ, các VFX Artist sẽ lồng ghép phần đầu bằng CGI quen thuộc của Vision rồi nối các điểm đánh dấu ban đầu sao cho khớp với từng chuyển động trên khuôn mặt của Bettany.
VFX Shot #5: Những lần chuyển đổi từ dạng người sang dạng máy của Vision
Việc vào vai nhân vật Vision trong WandaVision là không dễ, nhất là khi nhân vật do nam tài tử Bettany thủ vai phải chuyển đổi nhiều lần từ dạng người sang dạng máy. Bởi lẽ, điều đó đòi hỏi diễn viên phải có những nét diễn đồng bộ trong quá trình trước và sau khi xử lý hậu kỳ. Sau đó, đội ngũ kỹ xảo cũng phải tạo ra những hiệu ứng biến hình khác nhau, sao cho khớp với tinh thần của từng tập phim.
Cụ thể, trong những tập phim đầu mang hơi hướng sitcom, kỹ thuật biến hình của Vision chủ yếu là hiệu ứng starry effect, tức dùng những đốm sáng mang phong cách của những bộ phim giả tưởng thập niên trước để chuyển đổi từ dạng người sang dạng máy. Sau này, khi bối cảnh của bộ phim quay về thời kỳ hiện đại, kỹ thuật trên lại chuyển sang dạng light ray effect, dùng những vệt sáng tạo hiệu ứng ảo giác trong quá trình chuyển đổi, tương tự như trong phim TRON: Legacy.
Tạm kết
Có thể thấy, yếu tố để tạo nên một bộ phim với VFX ấn tượng không chỉ phụ thuộc vào việc bạn áp dụng những kĩ thuật gì mà còn ảnh hưởng bởi tư duy, cảm quan nghệ thuật và sự hiểu biết văn hóa đại chúng.
Đó là lý do mà Học viện MAAC không chỉ tập trung đào tạo cho học viên những kiến thức chuyên môn về kỹ xảo và quay dựng mà còn cung cấp cho họ những kiến thức bổ trợ có tính ứng dụng cao, liên quan đến ngành công nghiệp phim ảnh nói riêng và văn hóa đại chúng nói chung. Từ đó, mỗi học viên có thể tự tạo ra cho mình những hướng đi riêng dựa vào nguồn cảm hứng mà học viện mang đến.
Nguồn tham khảo: actionvfx.com
Để lại đánh giá