Trải qua nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp game đã phát triển thành một trong những hình thức giải trí sinh lợi và thành công nhất trên hành tinh. Vào năm 2020, nó tạo ra 165 tỷ đô la doanh thu và dự kiến sẽ vượt qua con số này vào năm 2021 và những năm tới. Chính vì vậy, nhu cầu việc làm cũng như phát triển sự nghiệp trong ngành công nghiệp game là vô cùng rộng mở. Một trong nhiều vai trò mà bạn có thể đảm nhận trong ngành đó chính là game designer – một nhà thiết kế trò chơi.
Vậy game designer là gì? Làm cách nào để trở thành một nhà thiết kế trò chơi? Mức lương của nghề này có ổn không? Nếu bạn có những câu hỏi này trong đầu thì bài viết dưới đây chính là cuốn cẩm nang cần thiết để bạn tìm hiểu về công việc thiết kế game.
Nội dung chính phần 2:
Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành một Game Designer?
Để trở thành một game designer, bạn cần sẽ cần học và trau dồi cho mình nhiều kỹ năng khác nhau, vì các trò chơi điện tử rất khác nhau về quy mô dự án, thể loại, đối tượng khán giả. Có một số kỹ năng sẽ được chuyển từ dự án này sang dự án khác, tuy nhiên cũng sẽ có những thời điểm bạn thấy mình cần phải học các kỹ năng mới. Cũng giống như khi bạn thiết kế một game bắn súng góc nhìn thứ nhất AAA, bạn sẽ sử dụng một số kỹ năng khác với khi bạn thiết kế một game nhập vai trên thiết bị di động.
Sau đây là những kỹ năng bạn cần học để có được sự nghiệp thiết kế trò chơi thành công:
Tình yêu đối với game
Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế trò chơi điện tử, thì điều kiện tiên quyết đó chính là phải có là tình yêu đối với game. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều tin tuyển dụng cho vị trí game designer đều có yêu cầu điều này, vì niềm đam mê trò chơi điện tử sẽ là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, khiến bạn trở thành nhà thiết kế game giỏi hơn.
Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp
Khi thiết kế một trò chơi, bạn sẽ làm việc với một tập thể. Vì vậy, bạn cần phải có khả năng chia sẻ tầm nhìn với nhóm của mình. Đây là lý do tại sao kỹ năng thuyết trình rất quan trọng.
Điều này không chỉ giới hạn ở việc biết cách sử dụng phần mềm như Microsoft PowerPoint, Visio hoặc Google Slides mà còn là khả năng truyền đạt hiệu quả tư duy của bạn.
Sự sáng tạo
Game design chủ yếu dựa vào sự sáng tạo. Công việc của bạn với tư cách là game designer sẽ không chỉ liên quan đến việc tạo ra trò chơi mà còn phải điều chỉnh hệ thống, nhân vật, cốt truyện và cốt truyện của các trò chơi để làm cho chúng trở nên độc đáo, mới mẻ và thu hút khán giả hơn.
Sử dụng thành thạo bảng tính (Excel)
Cho dù bạn có thích hay không đi chăng nữa thì những kỹ năng sử dụng bảng tính như Excel là cực kỳ cần thiết cho một game designer. Vì ứng dụng này là không thể thiếu để theo dõi và quản lý hệ thống trò chơi, dữ liệu, ý tưởng và nhiều thứ khác trong quá trình xây dựng game của bạn.
Những công cụ coding & thiết kế trò chơi
Game design còn liên quan rất nhiều đến lập trình máy tính. Mặc dù phần lớn việc coding là công việc của game developers, nhưng game designers cũng cần hiểu biết về ngôn ngữ mã hóa này để trợ giúp việc chỉnh sửa trong quá trình phát triển game.
Rất nhiều công cụ dùng để thiết kế trò chơi như Unreal Engine và Unity yêu cầu một số kiến thức lập trình nhất định để có thể sử dụng. Mặc dù bạn không cần phải là một lập trình viên thành thạo, nhưng bạn vẫn nên hiểu các kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ này như Java, C ++ hoặc C #.
Tuy Unreal Engine và Unity là hai trong số những “cỗ máy” tạo game phổ biến, nhưng chúng không phải là duy nhất trên thị trường. Ngoài ra còn có những công cụ thiết kế trò chơi tuyệt vời khác như GameMaker (không yêu cầu kiến thức lập trình), RPG Maker, Cryengine, v.v.
Kỹ năng thiết kế hình ảnh & con mắt nghệ thuật
“Một bức tranh đáng giá bằng cả nghìn lời nói”, điều này đặc biệt đúng đối với game design bởi người chơi sẽ đánh giá một trò chơi dựa trên giao diện của nó, nhất là khi đó là tất cả những gì họ thấy trước khi bắt đầu chơi thử. Ngoài ra, hình ảnh còn có tác dụng hỗ trợ rất lớn khi trình bày một ý tưởng hoặc nhờ ai đó thực hiện các chỉnh sửa trong một dự án. Chính vì vậy, kỹ năng thiết kế và nghệ thuật thị giác là một yếu tố tối quan trọng đối với một game designer.
Các chương trình như Adobe Photoshop và Illustrator là không thể thiếu đối với các nhà thiết kế trò chơi. Ngoài ra, nếu bạn biết cách sử dụng các phần mềm 3D như Blender, Zbrush hoặc Maya cũng sẽ là một lợi thế lớn.
Quản lý thời gian
Tạo ra một trò chơi điện tử là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, chính vì vậy việc quản lý thời gian cũng như khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ và thời hạn sao cho hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thành công của bạn, bất kể là dự án nào.
Cộng tác và làm việc nhóm
Game design đòi hỏi bạn phải làm việc nhóm và kết nối với các bộ phận khác để biến một trò chơi điện tử thành hiện thực. Vì vậy, khả năng cộng tác và làm việc tốt với những người khác là rất quan trọng đối với một game designer.
Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Khi thiết kế game, bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm cho người chơi và yêu cầu họ giải quyết các vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, với tư cách là một game designer, đôi khi bạn sẽ phải làm việc trên các trò chơi hiện có để cải thiện hệ thống, nhân vật, gameplay và nhiều hơn thế nữa. Vì vậy tư duy phản biện là điều cần thiết để giúp bạn thực hiện những điều này.
Khả năng kể chuyện
Mỗi trò chơi tuyệt vời đều có một cốt truyện hấp dẫn và sử dụng mọi thứ từ hoạt ảnh, âm thanh đến lối chơi để làm cho câu chuyện đó trở nên sống động và hiệu quả hơn. Là một game designer, bạn cần phải có khả năng kể một câu chuyện hấp dẫn để thu hút người chơi, giữ họ tiếp tục chơi, và quay lại để chơi thêm.
Bạn có cần bằng cấp để trở thành game designer không?
Bạn không cần phải có bằng cấp cụ thể về game design hoặc game development để trở thành một nhà thiết kế trò chơi thành công. Nhiều công ty trò chơi hàng đầu như EA và Activision chỉ yêu cầu bạn có bằng cử nhân hoặc tương đương để đủ điều kiện cho công việc game design mà thôi.
Tuy nhiên có một sự thật không thể chối cãi đó là bằng cấp sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế cũng như tăng kết nối của bạn trong ngành.
Để có được bằng cấp và tăng sự kết nối với những người trong ngành, việc lựa chọn một đơn vị đào tạo phù hợp để theo học là điều cần thiết nếu bạn muốn theo đuổi chuyên sâu và lâu dài với ngành.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đã đào tạo về code game, nhưng tìm được đơn vị đào tạo chuyên sâu thiên về Art của Game lại rất hiếm. Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC là một trong những đơn vị đào tạo chuẩn bị cho ra mắt khóa Game Design với mong muốn cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường về phần Art, Concept,…
Sau khi hoàn thành khóa học Game Design (24 tháng) tại Học viện MAAC, học viên được nhận bằng Advanced Diploma in Game Design do MAAC Global (Ấn Độ) cấp. Bằng cấp này có giá trị với một số trường Đại học trên thế giới: Middlesex University (London), miễn giảm 2 năm học, chỉ cần học 1 năm cuối tại Middlesex University và nhận bằng Advanced Diploma; Langara Centre for Entertainment Arts (Vancouver), miễn giảm 1 năm học, chỉ cần học 2 năm cuối nâng cao tại VCEA và nhận bằng Advanced Diploma.
Đặc biệt, Học viện MAAC đang có mối liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, Studio đầu ngành, biết được các doanh nghiệp trong tương lai định hướng phát triển như thế nào để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu. MAAC đã kết nối với hơn 13 Studio: SPARX* – A Virtuos Studio, SPARTA Visual Effects Studio, Gameloft, Bombus VN, Bad Clay Studio, BlueR, Cyclo, LuciDigital, SPICE fx, Colory Animation, JAM Animation, VEGA Animation, Planion,…
Làm thế nào để dấn thân vào ngành công nghiệp trò chơi?
Tham gia vào ngành công nghiệp game có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Mặc dù có những dự báo về tăng trưởng và việc làm mới trong những năm tới, nhưng đó là một ngành công nghiệp lớn với rất nhiều người đang cố gắng tham gia. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nản chí.
Dưới đây là những cách giúp bạn từng bước thâm nhập và phát triển sự nghiệp trong ngành.
Thiết kế trò chơi của riêng bạn
Tự thiết kế trò chơi của mình sẽ giúp bạn học được nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai tại studio mơ ước của bạn. Nó cũng sẽ là một nguồn reference cực kỳ tốt để đưa vào portfolio, thể hiện tài năng và kỹ năng của bạn với tư cách là một game designer.
Tạo một Portfolio
Portfolio là điều bắt buộc cần có đối với bất kỳ nhà thiết kế trò chơi nào. Bạn phải có bằng chứng về các tác phẩm và công việc của mình để chứng minh cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ biết nói suông.
Một cách để xây dựng portfolio đó chính là là xây dựng một trang web để giới thiệu các tác phẩm của bạn. Bạn có thể xem qua portfolio ấn tượng của Michael Levall để tham khảo. Nếu không muốn hoặc chưa có khả năng tự xây dựng trang web, bạn có thể tạo tài khoản và portfolio trên các trang web như Behance, Carbonmade, and Coroflot.
Đăng những tác phẩm của bạn lên các diễn đàn trong ngành
Sự hiện diện chính là một trong những chìa khóa để thâm nhập vào bất kỳ ngành nghề nào và một trong những nơi tốt nhất để tăng mức độ xuất hiện của bạn đó là thông qua các diễn đàn hoặc các trang web chuyên để thảo luận.
Chúng cho phép bạn nhận phản hồi cũng như kết nối với các nhà thiết kế và nhà phát triển trò chơi khác, đồng thời phát triển mạng lưới của bạn. Đây cũng là nơi bạn có thể nhận được những công việc rất thú vị.
Một số diễn đàn bạn nên tham khảo như Indie Gamer, Unity’s Forum, và /r/GameDesign.
Tham gia vào các cuộc thi sáng tạo trò chơi (Game Jams)
Game jams là khi bạn cùng hợp tác với những người khác để tạo ra một trò chơi trong khuôn khổ một cuộc thi. Điều này có thể giúp bạn phát huy kỹ năng cộng tác, xây dựng thứ gì đó cho portfolio và mở rộng mạng lưới kết nối của mình.
Global Game Jam là một nơi tuyệt vời để nhận thông tin về các cuộc thi sáng tạo trò chơi mà bạn nên tham khảo.
Thực tập ở một studio thiết kế game
Rất nhiều game designers thành công bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thực tập ở các studio và đây vẫn là một cách tuyệt vời để gia nhập ngành công nghiệp trò chơi. Bạn sẽ có được những trải nghiệm thực tế, mở rộng mạng lưới của mình và cơ hội học hỏi từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm.
Công việc thực tập không nhất thiết phải liên quan đến game design, đôi khi tất cả những gì bạn cần là đặt chân vào một studio rồi dần phát triển từ đó.
Trở thành Game Tester (người thử nghiệm trò chơi)
Khi thiết kế trò chơi, bạn phải biết điều gì khiến chúng hoạt động và điều gì không, và trở thành người thử nghiệm trò chơi sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng đó. Hơn nữa, thử nghiệm trò chơi (playtesting) là một vị trí cấp thấp mà bạn không cần phải có bằng cấp để có được. Đây là bệ phóng cho rất nhiều người thành công trong ngành công nghiệp trò chơi.
Nếu không có cơ hội trở thành game tester thì đừng ngại ngùng, hãy cứ dấn thân vào bất kỳ vị trí nào còn trống trong một studio/nhà phát hành game, kể cả đó là vị trí lễ tân đi chăng nữa. Việc tiếp xúc với môi trường làm việc trong ngành chỉ có lợi cho tương lai của bạn mà thôi.
Mức lương của một Game Designer tại Việt Nam
Game Designer là một trong những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay bởi các studio chuyên về game tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ SalaryExpert, mức lương trung bình năm đối với vị trí Game Designer tại Việt Nam rơi vào khoảng 430 triệu đồng, trung bình mỗi giờ kiếm được 207 nghìn đồng. Trong đó, mức lương khởi điểm khoảng 327 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 27 triệu đồng/tháng), mức lương đối với vị trí Senior hơn 528 triệu đồng/năm (khoảng 44 triệu đồng/tháng). Đối với các cấp bậc quản lý mức lương sẽ còn cao hơn nữa.
Kết
Trở thành nhà thiết kế trò chơi là một con đường sự nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì và chăm chỉ. Tuy nhiên, thành quả của nó xứng đáng với công sức và nỗ lực bạn bỏ ra khi tác phẩm của bạn không chỉ phục vụ mục đích giải trí mà còn thực sự mang lại niềm vui cho nhiều người và giá trị cộng đồng to lớn.
Hy vọng bài tổng hợp này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn về ngành. (Xem lại phần 1)
Nguồn tham khảo từ virtualtilt
Để lại đánh giá