Tất tần tật về Game Design: Xu hướng ngành, mức lương, nghề nghiệp và học gì để trở thành nhà thiết kế game – Phần 1

Trải qua nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp game đã phát triển thành một trong những hình thức giải trí sinh lợi và thành công nhất trên hành tinh. Vào năm 2020, nó tạo ra 165 tỷ đô la doanh thu và dự kiến sẽ vượt qua con số này vào năm 2021 và những năm tới. Chính vì vậy, nhu cầu việc làm cũng như phát triển sự nghiệp trong ngành công nghiệp game là vô cùng rộng mở. Một trong nhiều vai trò mà bạn có thể đảm nhận trong ngành đó chính là game designer – một nhà thiết kế trò chơi.

Vậy game designer là gì? Làm cách nào để trở thành một nhà thiết kế trò chơi? Mức lương của nghề này có ổn không? Nếu bạn có những câu hỏi này trong đầu thì bài viết dưới đây chính là cuốn cẩm nang cần thiết để bạn tìm hiểu về công việc thiết kế game.

Game Designer là gì?

Ảnh: SetLog

Khi nghe ai đó nói đến Game Designer – nhà thiết kế trò chơi, bạn nghĩ ngay đến điều gì? 

  • Một người suốt ngày ngồi chơi game để xem chúng hoạt động ra sao rồi làm báo cáo?
  • Người làm ra những bài thuyết trình và trình bày ý tưởng về một trò chơi trong căn phòng đầy những người điều hành?
  • Người luôn mơ mộng về những thế giới tuyệt vời, câu chuyện, nhân vật, và các cuộc phiêu lưu?
  • Người dán mắt vào màn hình máy tính kiểm tra hàng hàng lớp lớp các dòng code để đảm bảo trò chơi hoạt động ổn định?

Nếu bạn nghĩ về bất kỳ điều nào trong số này thì bạn đã đúng rồi nhé.

Cũng giống như các nhân vật trong trò chơi điện tử, game designer là một cá nhân đa diện với vô số kỹ năng cần thiết để tạo ra một trò chơi điện tử. Họ quyết định đối tượng mục tiêu, cốt truyện, thể loại, nhân vật, ảnh hưởng của việc thắng và thua, giao diện người dùng, thiết kế cấp độ, thiết kế bản đồ, và nhiều thứ khác nữa. Họ thực hiện hầu hết các công việc trong giai đoạn tiền sản xuất của một trò chơi điện tử và làm việc với rất nhiều team khác nhau quá trình sản xuất để đảm bảo rằng trò chơi được xây dựng phù hợp với tầm nhìn đã được đề ra.

Nhiều người thường nghĩ rằng game design đòi hỏi kiến thức lập trình sâu rộng và liên quan đến việc viết các dòng mã (coding). Tuy nhiên điều này không đúngMặc dù game designers biết lập trình máy tính, nhưng đó không phải là nhiệm vụ chính của họ. Họ làm việc trên khía cạnh sáng tạo của phát triển trò chơi, thay vì khía cạnh kỹ thuật. Các nhà phát triển game (game developers) mới là những người chủ yếu làm việc về mặt kỹ thuật trong quá trình phát triển trò chơi. Mặc dù game developers làm việc chặt chẽ với game designers, nhưng cả hai không giống nhau.

Các vị trí công việc cụ thể cho Game Designers

Ảnh: DigiPen

Trò chơi điện tử đòi hỏi rất nhiều nhân lực để tạo ra. Cho dù đó là game dạng rogue-like hay AAA (3A) đi chăng nữa đều cần nhiều công sức và sự hợp tác để có thể hoàn thành.

Chính vì vậy, có rất nhiều vị trí cụ thể cho game designers trong một team. Mỗi vị trí đều có trách nhiệm và công việc cụ thể để tạo ra một trò chơi hấp dẫn và ăn khách.

Creative Director (Giám đốc sáng tạo)

Vị trí này có thể được xem là “đỉnh chóp” của công việc game design. Những người làm ở vị trí này thường có hơn 10 năm kinh nghiệm và thành tích đã được chứng minh về việc thiết kế các trò chơi điện tử thành công.

Họ trực thuộc chủ sở hữu của công ty hoặc báo cáo cho nhà phát hành trò chơi. Họ cũng thiết lập khóa học và tài sản trí tuệ (IP – Intellectual Property) cho công ty. Đây là nơi mà nhiều game designers nhìn thấy mình ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Lead Designer (Trưởng nhóm thiết kế)

Là nhà thiết kế trò chơi chính, người quản lý một nhóm các game designers và đảm bảo tầm nhìn của game được hiện thực hóa.

Senior Designer

Là người có nhiều kinh nghiệm về game design, đã từng thiết kế cho một số tựa game có tiếng. Họ thường có thể đảm nhiệm bất kỳ vai trò hay vị trí nào trong danh sách này nếu cần.

Họ có thể tiếp quản một bộ phận và giao nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau trong một dự án. Họ cũng hướng dẫn và giúp đỡ các nhà thiết kế khác khi gặp phải vấn đề trong dự án.

Junior Designer

Làm việc dưới sự chỉ đạo của Lead Designer hoặc Senior Designer và học hỏi từ họ. Một Junior Designer chủ yếu làm những công việc thực tế và thường có ít khả năng kiểm soát về tính sáng tạo của trò chơi hơn những vị trí khác trong danh sách này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ý kiến của họ ít được coi trọng, điều này sẽ phụ thuộc vào môi trường mà họ đang làm việc.

Các Junior Designer thường là những nhà thiết kế ở cấp độ đầu vào (ví dụ: sinh viên), hoặc những người đang chuyển đổi từ vai trò này sang vai trò khác hoặc một quy mô khác của game (ví dụ: trò chơi phiêu lưu độc lập sang game bắn súng góc nhìn thứ nhất AAA).

Level Designer (Nhà thiết kế cấp độ)

Level Designer là người tạo ra các cấp độ khác nhau trong một trò chơi điện tử. Họ lập kế hoạch và thực hiện cách đặt cấp độ, chơi như thế nào, thắng và thua cần những gì.

Nếu bạn yêu thích hoặc ghét một cấp độ nào đó trong một trò chơi, thì sẽ có một Level Designer ở đâu đó chịu trách nhiệm về trải nghiệm này của bạn.

Content Designer (Nhà thiết kế nội dung)

Game Designer chịu trách nhiệm về thế giới và câu chuyện của một trò chơi điện tử. Nếu bạn thấy thích thú với cuộc đối thoại của một nhân vật cụ thể hoặc cốt truyện của một game nào đó, thì đây chính là kết quả của một Game Designer hoặc nhóm của họ.

Systems Designer (Nhà thiết kế hệ thống)

Systems Designer tập trung vào một hệ thống cụ thể trong trò chơi và đảm bảo các hệ thống này phải hoạt động gắn kết. Cho dù đó là hệ thống vũ khí, tạo hình đại diện hay các chỉ dẫn, Systems Designer đều chịu trách nhiệm về những điều này.

Technical Designer (Nhà thiết kế kỹ thuật)

Technical Designer là sự kết hợp giữa một lập trình viên và một nhà thiết kế. Họ phải xử lý rất nhiều gameplay cần thiết cho một trò chơi và thường làm việc với cả bộ phận thiết kế và kỹ thuật để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của từng game.

UI Designer (Nhà thiết kế UI)

UI Designer là người tạo giao diện cho game để đảm bảo rằng người chơi và trò chơi đang kết nối với nhau. Họ chịu trách nhiệm tạo ra tính phản hồi mà người chơi nhận được từ game để giữ cho niềm vui và sự phấn khích tiếp tục.

Ví dụ như dòng chữ “DOUBLE KILL” hiển thị trên màn hình khi bạn giết được hai mạng liên tiếp trong game bắn súng yêu thích của mình.

Game Design & Game Development có gì khác biệt?

Ảnh: Simpliv

Như đã đề cập ở trên, game designer (nhà thiết kế trò chơi) và game developer (nhà phát triển trò chơi) không phải là một. Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến rằng thiết kế và phát triển trò chơi là đồng nghĩa với nhau. Mọi người thường sử dụng thuật ngữ game designer và game developer để thay thế cho nhau nhưng thật ra chúng lại khác nhau.

Game design đề cập đến các khía cạnh sáng tạo đặt nền móng của một trò chơi điện tử bao gồm lối chơi, câu chuyện, nhân vật, chủ đề, cấp độ, độ khó, v.v… Trong khi đó, game development là một thuật ngữ chung đề cập đến toàn bộ quá trình tạo ra một trò chơi điện tử từ đầu đến cuối.

Có thể nói, game developers là những kỹ thuật viên thổi sức sống vào những ý tưởng và sáng tạo của game designers. Họ là người lập trình ra AI cho game, những tính chất cơ học cũng như đồ họa của trò chơi.

(Xem tiếp phần 2)

Bài viết mang đến bởi Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí (Media & Entertainment) của tập đoàn Aptech. MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề bài bản, chuyên sâu, chất lượng cao trong các lĩnh vực:
· Hoạt hình 3D (3D Animation) – 24 tháng
· Kỹ xảo Điện ảnh (VFX – Visual Effects) – 24 tháng
· Thiết kế Truyền hình (Broadcast Design) – 18 tháng

Địa chỉ: 24-26 Phan Liêm, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 1900 2096
Website | Tuyển sinh | Fanpage | Youtube | Instagram