Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đã tác động đến quá trình làm phim và VFX theo nhiều cách, nhưng năm vừa qua đã chứng minh rằng khả năng phục hồi, tính linh hoạt và đổi mới tiếp tục mang lại nhiều thành công cho ngành. Trong khi lượng khán giả đến rạp vẫn còn trong tình trạng lấp lửng, truyền hình trực tuyến chứng kiến sự tăng vọt về cả số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đó là nhu cầu sản xuất VFX đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Với việc các bộ phim bom tấn đình đám được chiếu đồng thời tại các rạp chiếu và phát trực tuyến, cũng như ngân sách khủng được đầu tư cho các bộ phim truyền hình như The Mandalorian và WandaVision, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi trong mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, có một điều không hề thay đổi đó chính là lượng khán giả vẫn còn đó và thậm chí còn đang tương tác nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy, ta có thể tự tin khẳng định rằng ngành công nghiệp VFX sẽ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong một thời gian dài nữa mà không hề có dấu hiệu thoái trào.
Hãy cùng nhìn lại một số bước tiến lớn nhất của công nghệ VFX trong năm vừa qua, và một số dự đoán cho tương lai của ngành trong bài viết dưới đây nhé.
Những bước tiến trong công nghệ VFX:
- Nhiều tiến bộ trong công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo)
- Quy trình sản xuất VFX chặt chẽ hơn
- Máy trạm ảo (Virtual workstation) và công nghệ đám mây
- Phim trường ảo (Virtual Production) tiếp tục khẳng định vị thế
- Thiết bị di động trở thành công cụ sản xuất VFX
- Nhiều cơ hội hơn để học VFX và làm việc từ xa
Nhiều tiến bộ trong công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo)
Adobe Sensei và DaVinci Neural Engine vẫn là những phần mềm làm phim đứng đầu ngành với nhiều tính năng nâng cao dành cho AI, tuy nhiên năm vừa qua cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các nền tảng độc lập cực kỳ mạnh mẽ khác như Runway ML cho phép các nhà làm phim tận dụng công nghệ machine learning để tự động hóa các công việc tẻ nhạt mất thời gian, tìm cảm hứng mới, và khám phá các tính năng VFX khác theo một cách hoàn toàn mới.
Hãy tưởng tượng có một trợ lý ở bên cạnh bạn với một phần cứng chuyên dụng, và tất cả những gì bạn cần làm chỉ là hướng dẫn cho họ đi đúng hướng và từ đó họ sẽ biết tự xử lý công việc đó cho bạn. Những công việc mất nhiều thời gian như tách phông (rotoscoping), khóa màn hình xanh (green screen keying) nay chỉ tốn có vài phút để hoàn thành.
Hơn thế nữa, vì tất cả công việc bạn thực hiện đang diễn ra ở phía máy chủ, nên thực tế bạn không cần phần cứng mạnh mẽ cho máy tính của mình, cảnh chờ đợi cả ngày để file render sẽ chỉ còn là trong quá khứ. Bạn còn có thể xuất các kênh alpha ở định dạng 4K! Tuyệt quá phải không nào!
Ngoài ra, tính năng deepfake còn ngày càng hữu dụng, có tiềm năng thực sự hỗ trợ trong việc cải thiện các cảnh quay CG với độ chân thực ngày càng cao.
Một trong những dự án lần đầu tiên được một studio tại Việt Nam ứng dụng công nghệ AI để tạo ra đứa trẻ biết nói trong TVC Baby Talk. Với mục đích làm cho em bé nói chuyện và truyền tải thông điệp một cách tự nhiên nhất, thay vì sử dụng kỹ thuật 3D, Bad Clay Studio đã quyết định sử dụng AI với hơn 20.000 bức ảnh. Đây cũng là cột mốc đáng chú ý về kỹ thuật VFX của Việt Nam. Đặc biệt, bạn Đinh Hoàng Long – Học viên khóa VFX tại Học viện MAAC cũng góp phần tham gia vào dự án này với vị trí VFX Editor.
Quy trình sản xuất VFX chặt chẽ hơn
Các công cụ như Nvidia Omniverse đang dần chuẩn hóa quá trình sản xuất các nội dung 3D tốt hơn bao giờ hết, cung cấp cho các nghệ sĩ một quy trình trực quan và hợp lý hơn nhiều để làm việc trên nhiều ứng dụng.
Với việc sản xuất VFX từ xa ngày càng phổ biến, việc có một bộ công cụ tích hợp có thể dễ dàng được chia sẻ và chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong hậu kỳ như Omniverse giúp công việc đi đúng hướng và đảm bảo mọi thứ trôi chảy suôn sẻ hơn.
Máy trạm ảo (Virtual workstation) và công nghệ đám mây
Nếu bạn đã từng mơ ước có thể nâng cấp máy tính của mình mà không cần nâng cấp phần cứng tốn kém, thì Shadow hoặc Amazon Web Services (AWS) là dành cho bạn. Các nền tảng này sẽ mang đến một trong những trải nghiệm máy trạm ảo và công nghệ đám mây hấp dẫn nhất.
Máy chủ của các dịch vụ này được xây dựng với mục đích chơi game cao cấp, khiến việc chỉnh sửa VFX qua dịch vụ đám mây có độ trễ thấp trở thành hiện thực, ngay cả trên các thiết bị di động của iOS và Android, hay với bất kỳ chiếc PC hoặc Mac nào ở quanh bạn, tại bất kỳ nơi đâu.
Đây thực sự là một giải pháp hoàn hảo cho các công ty VFX mới thành lập hoặc những người đang muốn tham gia vào công việc VFX mà không phải chi quá nhiều tiền để đầu tư cho phần cứng và máy móc.
Phim trường ảo (Virtual Production) tiếp tục khẳng định vị thế
Sự thành công của bộ phim truyền hình The Mandalorian cùng với công nghệ phim trường ảo đã góp phần khiến Epic Games làm cho Unreal Engine dễ tiếp cận hơn bao giờ hết đối với các nhà phát triển trò chơi và nghệ sĩ VFX ở khắp mọi nơi. Điều này cũng đã tạo ra nhu cầu về kỹ năng sản xuất và làm việc trong phim trường ảo được săn đón.
Mới đây, ứng dụng MetaHuman Creator cũng vừa được ra mắt với những tiến bộ trong công nghệ đáng kinh ngạc, giúp việc tạo ra con người kỹ thuật số dễ dàng hơn bao giờ hết.
Giao diện mới này cho phép các nghệ sĩ thiết kế ra những diễn viên ảo giống như cách bạn tạo nhân vật trong menu trò chơi điện tử. Hơn thế nữa, những nhân vật ảo này cũng được gắn cơ xương hoàn chỉnh và sẵn sàng để thực hiện motion capture ngay khi được nhập liệu vào Unreal Engine.
Ranh giới giữa phim tự làm của người hâm mộ và phim chuyên nghiệp ngày càng bị xóa nhòa. Bạn có thể tự kiểm chứng qua đoạn clip dưới đây, được thực hiện bởi một nghệ sĩ độc lập bằng Unreal Engine, Xsens (để bắt chuyển động cơ thể) và iPhone X (cho chuyển động khuôn mặt) chỉ trong vòng hai tuần!
Thiết bị di động trở thành công cụ sản xuất VFX
Như được đề cập ở clip trên, các thiết bị di động đang dần trở thành công cụ lý tưởng trong quy trình sản xuất của phim trường ảo. Chúng có thể được dùng để thu thập dữ liệu, ghi lại chuyển động, cũng như biến thành một camera ảo.
Bản phát hành ứng dụng CamTrackAR của Fxhome trên nền tảng iOS vào năm ngoái thực sự đáng kinh ngạc và đang dần tạo nên sự khác biệt trong cách làm phim.
CamTrackAR giúp cho việc thực hiện những phân cảnh 3D phức tạp giờ đây đã hoàn toàn có thể làm được trên thiết bị di động. Chỉ cần mở ứng dụng, quay cảnh mà bạn muốn quay, sau đó sử dụng dữ liệu từ camera để cho ra cảnh 3D mà bạn mong muốn.
Nhiều cơ hội hơn để học VFX và làm việc từ xa
Đối với bất kỳ ai quan tâm đến bằng cấp về VFX, việc học từ xa giờ đây trở nên khả thi hơn bao giờ hết với rất nhiều trường học chuyển sang giáo dục trực tuyến.
Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành VFX, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các nghệ sĩ VFX tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Kỹ xảo Điện ảnh.
Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên.
Khóa đào tạo Kỹ xảo điện ảnh tại Học viện MAAC mang đến cho bạn:
- Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu.
- Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường.
- Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.
Còn các đội ngũ sản xuất VFX trên toàn thế giới cũng đã dần thích nghi và học cách tận dụng công nghệ từ xa. Tư duy rằng người lao động phải có mặt tại văn phòng, ngay cả khi công việc của họ không đòi hỏi như vậy, đã dần thay đổi nhờ vào những bước tiến trong công nghệ. Đối với các nghệ sĩ VFX, họ có thể mong đợi nhiều cơ hội làm việc từ xa hơn.
Chia sẻ về mô hình “work from home”, anh Võ Huy Giáp – Giám đốc Đào tạo tại Học viện MAAC cho biết: “Mô hình “work from home” đã có từ rất nhiều năm trước và phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới chứ không phải chỉ mới xuất hiện khi có Covid-19. Rất nhiều studio ở các nước khác nhau họ cần làm chung một dự án nhưng điều kiện gặp gỡ thường xuyên là không có thì bắt buộc họ phải kết nối với nhau từ xa. Nhưng điều đó không làm cản trở hiệu suất và chất lượng công việc. Có lẽ ở Việt Nam do tình hình dịch Covid-19, chúng ta mới dần quan tâm hơn đến mô hình làm việc và học tập từ xa nên cảm thấy nó mới mẻ mà thôi. Tôi tin rằng, trong tương lai, ngành công nghiệp VFX, Hoạt hình 3D, Game vẫn sẽ hoạt động theo mô hình “work from home” hiệu quả dù cho có Covid-19 hay không.”
Sự phát triển của công nghệ và xu hướng làm việc của thời đại mới “work from home” không chỉ giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn mà còn mở ra cánh cửa để làm việc với các dự án trên khắp thế giới mà không cần phải di chuyển địa điểm sống của mình.
Nguồn tham khảo: actionvfx
HỎI ĐÁP & TƯ VẤN NGÀNH HỌC KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH, VFX, GAME CÙNG HỌC VIỆN MAAC
Để lại đánh giá